Chắc hẳn ai cũng đã từng biết hoặc được thưởng thức những món ăn từ cá hồi. Tuy nhiên lại ít người biết về tập tính di cư của cá hồi hay cá hồi vượt thác để làm gì. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng đọc tiếp bài viết sau của cahoi.vn nhé!
Cá hồi vượt thác để làm gì?
Cá hồi vượt thác để đẻ trứng hay nói cách khác cá hồi bơi ngược dòng trở lại từ vùng biển về thượng nguồn dòng sông nơi chúng sinh ra để sinh sản.
Tại sao cá hồi phải bơi ngược dòng để đẻ trứng?
Nhiều người thắc mắc rằng tại sao cá hồi lại phải chọn con đường khó khăn như vậy mà không trực tiếp sinh sản ngay nơi chúng đang sống.
Lý giải cho điều này, tuy cá hồi trưởng thành ở biển nhưng chúng lại sinh ra tại đáy những con sông và sống tại đó trong khoảng 6 tháng – 3 năm cho đến khi tính chất hóa học trong cơ thể chúng thay đổi để thích nghi với môi trường nước mặn. Cho đến lúc đó, cá hồi mới di cư ra biển. Vì thế, trứng cá hồi chỉ có thể tồn tại và được ấp nở trong môi trường nước ngọt. Và kì lạ thay, cá hồi chỉ trở về đúng dòng sông nơi chúng sinh ra để đẻ trứng. Đó là lý do tại sao cá hồi bơi ngược dòng đẻ trứng.
Vậy thì làm cách nào mà cá hồi có thể xác định được đường đi để quay lại? Cho đến bây giờ, câu trả lời thỏa đáng nhất vẫn chính là do bản năng tự nhiên của chúng. Tuy nhiên, gần đây khoa học mới phát hiện ra rằng bộ não của cá hồi có những phần tử sắt nhỏ, hoạt động giống như một chiếc la bàn giúp chúng xác định được các đường từ trường của trái đất và xác định được nơi cần đến.
Hành trình vượt thác của cá hồi Thái Bình Dương và cá hồi Đại Tây Dương
Cá hồi là cách gọi chung cho các loại cá thuộc họ Salmonidae. Chúng được chia làm 2 loại lớn: Salmo (Cá hồi Đại Tây Dương) và Oncorhynchus (cá hồi Thái Bình Dương).
Trong đó, cá hồi Thái Bình Dương được chia ra làm 8 loại khác nhau:
- Cá hồi Chinook
- Cá hồi hồng
- Cá hồi Coho
- Cá hồi chó
- Cá hồi Sockeye
- Cá hồi Steelhead
- Cá hồi Masu
- Cá hồi Trung Quốc
Cùng tìm hiểu xem quá trình vượt thác để sinh sản của 2 chi cá hồi này có điểm gì giống và khác nhau nhé:
Cá hồi Thái Bình Dương
Trên quãng đường cá hồi vượt thác đẻ trứng, cá hồi Thái Bình Dương ngừng ăn bởi thận và các cơ quan khác trong cơ thể chúng phải điều chỉnh lượng nước biển thiếu đột xuất và vì sự phát triển của trứng và tinh trùng đã chèn hết bao tử. Lúc này, cá hồi sẽ sử dụng năng lượng từ mỡ mà chúng đã tích tụ trong thời gian còn ở biển.
Sau chặng đường dài và gian nan, chỉ những con cá hồi khỏe mạnh và may mắn nhất mới còn sống sót để bắt đầu quá trình làm tổ và đẻ trứng. Chúng sẽ dùng đuôi, tạo ra các ổ sỏi (hố lõm nông) và đẻ trứng vào đó. Sau đó, cá hồi đực sẽ thụ tinh cho số trứng này. Cá hồi cái sẽ đẩy sỏi và cát bao phủ số trứng và tiếp tục tạo các ổ sỏi tiếp theo. Trung bình mỗi con cá hồi có thể làm đến 7 ổ sỏi.
Lúc này sức khỏe của đàn cá hồi vượt thác đã cạn kiệt và cuộc đời của chúng cũng dần đến hồi kết. Ở cá hồi Thái Bình Dương, cá hồi đực sẽ chết trong vòng vài ngày còn cá hồi cái chỉ còn sống được trong vòng vài tuần nữa để bảo vệ trứng và sau đó cũng chết vì kiệt sức.
Tuy kết thúc cuối cùng của những con cá hồi Thái Bình Dương sau khi vượt thác là cái chết nhưng hành trình này của chúng không hề vô nghĩa. Hàng ngàn con cá hồi con đang từ từ phát triển và cũng sẽ bắt đầu cuộc hành trình trở ra biển lớn, cứ như vậy tiếp nối giống nòi đến hàng nghìn năm về sau.
Cá hồi Đại Tây Dương
Cá hồi Đại Tây Dương sinh sống tại vùng biển phía Bắc Đại Tây Dương. Hiện nay, giống cá hồi này đang được nhân giống và nuôi thả tại các trang trại của Salmar – Leroy với những điều kiện sống lý tưởng để xuất khẩu đi khắp thế giới. Vậy nếu chúng phải sinh tồn ngoài tự nhiên thì sao?
Cá hồi Đại Tây Dương bắt đầu cuộc hành trình dưới đáy của những con sông chảy vào Bắc Đại Tây Dương. Và đến khi đạt chiều dài hơn 15cm, cá hồi di cư ra biển.
Sau 1-3 năm, cá hồi Đại Tây Dương bước vào quá trình sinh sản. Chúng bắt buộc phải trải qua chặng đường hơn 3200 km trở về nơi bắt đầu và phải bơi rất nhanh, thực hiện những cú nhảy rất mạnh mới có thể vượt qua những con thác dữ. Một cú nhảy có thể đạt đến 3,6m, gấp khoảng 5 lần chiều dài cơ thể của cá hồi.
Quá trình tạo ổ sỏi và thụ tinh cho trứng của dòng cá này cũng tương tự như cá hồi Thái Bình Dương, tuy nhiên cá hồi Đại Tây Dương sẽ không chết sau khi đẻ trứng mà thay vào đó chúng sẽ di cư ngược về đại dương và có thể tiếp tục cuộc hành trình này thêm 1-2 lần nữa trong cuộc đời. Và tất nhiên, nếu chúng may mắn không bị những con gấu hay đại bàng ăn thịt trên đường đi.
Qua bài viết trên, cahoi.vn đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về lý do tại sao cá hồi vượt thác cũng như tập tính di cư và sinh sản của 2 chi cá hồi phổ biến nhất trên thế giới là cá hồi Thái Bình Dương và cá hồi Đại Tây Dương. Hiện nay, hệ thống cửa hàng thực phẩm nhập khẩu Gofood đang cung cấp cá hồi Nauy Đại Tây Dương phi lê, nguyên con, cá hồi Nauy Organic được nhâp khẩu trực tiếp từ các trang trại của Salmar – Leroy và các sản phẩm chế biến từ cá hồi với chất lượng được chứng nhận và mức giá cực kì ưu đãi. Hãy gọi ngay đến số Hotline 1900.3220 hoặc ghé thăm website: gofood.vn để được tư vấn nhé.